Angular framework được biết đến là một công cụ được “dân” lập trình viên dựa theo framework dùng để tạo website thiết kế cho mình. Với ai tiếp xúc với mảng này thì mã nguồn mở Angular là một trong những điều cần học cơ bản nếu muốn đi sâu hơn với ngành công nghệ thông tin.
Angular cũng có nhiều phiên bản khác cho mình để dần hoàn thiện hơn và trong đó AngularJS là một phần nằm trong đó. Vậy hãy cùng Dotnetguru tìm hiểu Angular và AngularJS có những điểm giống và khác nhau như thế nào cùng với lợi ích của Angular trong thiết kế web.
Tìm hiểu Angular là gì?
Angular là một JavaScript framework được dùng để tạo ra giao diện hay còn gọi là phần front-end cho một trong web. Đây là đoạn code được viết bởi Misko Hevery cùng với một người bạn của anh là Adam Abrons.
Sau đó, sản phẩm này được hoàn thành “ra mắt” vào ngày 20/10/2010. Ở thời điểm hiện tại thì sản phẩm này vốn đang được Google lưu dữ.
Bạn có thể hiểu đơn giản hơn, Angular là một khung làm việc của Javascript MVC ở phía của máy khách (client) nhằm phát triển ứng dụng web động.
AngularJS là từ được dùng để nói về Angular 1 đời đầu ra mắt vào năm 2009, được viết bằng ngôn ngữ JavaScript. Còn Angular là từ thường được gọi chung cho Angular 2 trở lên và ra đời năm 2016, được viết bằng ngôn ngữ TypeScript – phần bản nâng cấp của JavaScript.
Phần mềm được thiết kế và phát triển lên từ khái niệm AngularJS. Kiến trúc của Angular và AngularJS được xây dựng hoàn toàn khác nhau. Cho đến thời điểm hiện tại thì Angularjs cũng không còn được Google hỗ trợ phát triển nữa.
Phiên bản AngularJS ra đời vào năm 2012 và được cải tiến, được lập trình bởi ngôn ngữ JavaScript đây là ngôn ngữ javascript và ứng dụng phổ biến cho việc phát triển các website nhờ vào kiến trúc MVC. Công cụ chạy với view là HTML và model là framework.
Mã nguồn mở Angular có cách hoạt động, cấu trúc khác so với phiên bản 1. Ở phiên bản 2 cấu trúc được thiết kế ở dạng động, dùng HTML như ngôn ngữ mẫu, giúp cho việc lập trình và phát triển ứng dụng trở nên hiệu quả, chạy chương trình nhanh chóng hơn.
>>> Xem thêm: Top website giúp bạn tự học lập trình web
Angular khác AngularJS như thế nào?
Để so sánh Angular và AngularJS thì chúng hoàn toàn khác nhau về cấu trúc. Cùng tìm hiểu sâu hơn về sự khác nhau của AngularJS cùng với Angular xem 2 phiên bản này khác nhau ở điểm nào.
Sự khác nhau về phần bộ và phần điều khiển
Phương pháp Angular được viết theo dạng TypeScript còn Angular JS được viết dựa trên JavaScript. TypeScript là một phần nằm trong ES6, nó tương thích ngược với dòng ES5. Angular cũng sở hữu những tiện ích như ES6 như vòng lặp hay toán tử lambda,..
Angular JS sử dụng các điều khoản về phạm vi và bộ điều khiển để phát triển các tính năng. Còn đối với Angular JS còn có khái niệm về biến rootScope. Các biến nằm trong rootScope sẽ có sẵn trên tất cả các ứng dụng. Angular thì lại không có khái niệm về phạm vi hoặc bộ điều khiển như AngularJS.
Thay vào đó, Angular sử dụng một hệ thống phân cấp các thành phần, mỗi thành phần là một chỉ thị khuôn mẫu. Cách tiếp cận này tương tự trong ReactJS là một thư viện khác được dùng để xây dựng giao diện web cho người dùng sử dụng.
Sự khác biệt về công cụ mẫu
AngularJS sở hữu rất nhiều chỉ thị và Angular cũng có các chỉ thị tiêu chuẩn, nhưng chúng được sử dụng theo các cách hoàn toàn khác nhau. Ví dụ như ng-model trong Angular JavaScript có ý nghĩa muốn tạo sự ràng buộc ở 2 chiều. Còn đối với ng-blink sẽ toàn ra ràng buộc 1 chiều.
Phía Angular chỉ xuất hiện ng-Model, nếu viết nó trong ngoặc “[]”, bạn sẽ nhận được sự ràng buộc 1 chiều. Còn viết nó trong “[()]” thì sẽ tạo ra được ràng buộc 2 chiều.
Ưu nhược điểm của mã nguồn mở Angular
Những điểm mạnh của Angular sẽ được nói rõ ngay dưới đây:
- Khả năng ràng buộc dữ liệu ở cả hai chiều: Code ở cả JavaScript và HTML đều được đồng bộ hóa, giúp tiết kiệm thời gian lập trình.
- Mở rộng, phát triển tính năng của các file HTML nhờ sự hiện diện của các chỉ thị. Người dùng chỉ cần thêm tiền tố ng- trước thuộc tính HTML để có thể kích hoạt chỉ thị.
- Hỗ trợ thiết kế sản phẩm phần mềm bằng các đoạn code ngắn gọn nhờ các template mà cấu trúc Code – AngularJS.
- Hỗ trợ cho việc học code cơ bản.
- Là công cụ hỗ trợ người dùng phát triển liên tục, đi kèm với đó là sự cập nhật không ngừng của tài liệu được nhiều người đóng góp.
- Tương thích với nhiều thiết bị và nhiều công cụ khác bao gồm cả di động và máy tính bàn.
Nếu bạn sử dụng ứng dụng vô hiệu hóa JavaScript thì bạn sẽ chỉ nhìn thấy trang cơ bản.
Những điểm liệt kê bên trên có thể chúng ta thấy rằng Angular là một phần mềm hoàn hảo tuy vậy phần mềm cũng có một số nhược điểm như sau:
- Bản chất mã nguồn mở Angular là một trong những framework Front-end thì không bảo mật bằng Back-end do đó người khác có thể dễ dàng tiếp cận và phá hoại. Vì vậy bạn nên có phương pháp bảo mật tốt và xác thực từ phía server của máy để giúp ứng dụng an toàn hơn.
- Vài trình duyệt web sở hữu Disable Javascript nghĩa là trình duyệt đó đã vô hiệu hóa Javascript thì bạn chỉ có thể nhìn thấy trang cơ bản.
>>> Xem thêm: Chọn học lập trình Front-end hay Back-end
Lợi ích của Angular trong thiết kế giao diện web
Ngoài việc tiết kiệm thời gian thì code Front-End Developer sử dụng Angular mang lại một số lợi ích như sau:
- Công cụ Angular được “chống lưng” bởi Google, việc này hỗ trợ cho Developer có cảm giác được đảm bảo. Tuy nhiên, theo như sự phát triển của Angular thì framework khó mà bị “khai tử” vì vậy bạn có thể yên tâm sử dụng.
- Cộng đồng người dùng lớn mạnh nên nếu có vấn đề cũng sẽ được nhanh chóng giải đáp.
- Giúp phát triển ứng dụng trang đơn (Single – page Application). Đây là một ứng dụng chạy trên browser không bắt buộc phải tải lại trang khi sử dụng.
Các tính năng nổi bật của open source Angular
Angular sở hữu nhiều tính năng nổi bật, là công cụ hỗ trợ phát triển các nền tảng trình duyệt web tuyệt vời:
- Controller: Đây là một tính năng hỗ trợ việc xử lý dữ liệu dành cho Scope. Ở tính năng này, views dùng dữ liệu ở dạng có sẵn tại scope để tiến hành hiển thị kết quả tương ứng.
- Data-Binding: Tính năng tự động đồng bộ hóa dữ liệu giữa hai chiều model và view khi view có sự thay đổi nào đó.
- Service: Đề xuất nhiều phương án dữ liệu bởi singleton object có năng lực khởi tạo.
- Filter: Tính năng lọc ra tập hợp con có trong item rồi trả chúng về mảng mới.
- Directive: Tính năng hỗ trợ tạo thẻ HTML. Một vài directive phổ biến như: ng Model, ng Bind,…
- Temple: Hiển thị được các thông tin từ công cụ controller, là một phần nằm trong view.
- Dependency Injection: Tính năng này thường được tích hợp nằm trong bảng Angular JS, mang lại khả năng tạo lập những ứng dụng nhiều tiềm năng phát triển, dễ kiểm tra và thao tác cho người dùng cũng đơn giản hơn.
- Deep link: Các liên kết hỗ trợ xây vào lập trình trong việc mã hóa các trạng thái của ứng dụng URL, nó có khả năng bookmark với công cụ tìm kiếm.
- Routing: Tính năng Routing giúp điều hướng, chuyển đổi trong controller, cũng là một phần nằm trong view.
- MVC vs MVVM: Có tính năng phân chia các ứng dụng ra thành các phần, gắn liền với MVC.
Tóm lại, Angular là một framework hỗ trợ người dùng xây dựng nền tảng website riêng cho mình cực kỳ hiệu quả. Nó có nhiều sự cải tiến tiện dụng hơn nên được biết đến nhiều hơn AngularJS.
Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm những hiểu biết về công cụ Angular giúp cho bạn trong việc lập trình. Ngoài ra bạn có thể tham khảo dịch vụ tư vấn về Angular từ Groove Technology Software Company chuyên hỗ trợ lập trình web.
>>> Xem thêm: Top 10 web development framework được sử dụng nhiều nhất