Rất nhiều bạn khi học lập trình website thường phân vân giữa học lập trình front-end hay back-end, không biết nên học cài nào? Để lựa chọn được là nên học Front-end hay Back-end thì cần phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, tham khảo bài viết dưới đây để biết những điểm khác biệt giữa Front-end và Back-end.
Front-end là gì và cần học những gì để trở thành một Front-end Developer
– Front-end là một phần quan trọng của lập trình web, bạn có thể hiểu Front-end Developer là người sẽ lập trình ra những giao diện theo bảng mẫu thiết kế. Các Developer sẽ đưa chúng lên giao diện của một web và người dùng có thể truy cập vào và nhìn thấy chúng.
– Để trở thành một Front-end Developer thì cần phải thuần thực những ngôn ngữ như HTML, CSS, Javascript, đây là những ngôn ngữ cơ bản mà Front-end Developer cần nắm vững trước khi mở rộng học thêm những Framework khác như JQuery hay Bootstrap,… việc sử dụng những Framework có thể sẽ giúp bạn tăng tốc độ lập trình lên đáng kể, tuy nhiên vẫn phải nắm vững những kiến thức cơ bản để có thể vận hành chúng một cách tốt nhất.
– Đó chỉ là những kiến thức lập trình cơ bản mà một Front-end Developer cần phải có, để có thể làm chủ được công việc của mình cũng như tạo ra những website đẹp đẽ mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng, các Front-end Developer còn cần phải biết phối màu, sử dụng các font chữ và bố cục hợp lý. Để đạt được những điều đó thì người học cần phải có thời gian khá dài để tìm hiểu và vận dụng.
Vì vậy, những Front-end Developer thường có mắt thẩm mỹ rất cao và cần phải có kiến thức cơ bản về Photoshop – một trong những điểm cộng lớn cho những ai theo đuổi nghề Front-end Developer.
Để hiểu rõ hơn về con đường phát triển trong mảng Front-end Developer thì bạn có thể tham khảo một bài chia sẻ chi tiết hơn về vấn đề này của blogger Lucidplot. Để trở thành một FE giỏi thì bạn cần phải có thêm nhiều kỹ năng ngoài việc thành thạo các ngôn ngữ lập trình, tham khảo để biết những kỹ năng đó là gì tại lucidplot.com.
Back-end là gì? Làm sao để trở thành một Back-end Developer chuyên nghiệp?
– Trái với Front-end, những công việc mà Back-end Developer làm thường sẽ không được hiển thị ra bên ngoài bởi chúng thường thao tác với server và dữ liệu, đây là những dữ liệu cần bảo mật nên chúng có thể được mã hóa. Bạn có thể tưởng tượng những tính hoặc đơn giản là một yêu cầu được gửi đi từ website mà bạn truy cập sẽ được chuyển đến server và được xử lý đó, và công việc của một Back-end Developer là lập trình ra những tính năng để giải quyết những yêu cầu đó từ website client.
– Các ngôn ngữ dành cho Back-end cũng khác so với Front-end, để trở thành một Back-end Developer thì bạn cần phải học những ngôn ngữ lập trình như: Java, .NET, PHP hay Ruby,… Ngoài ra do yêu cầu công việc thường xuyên phải thao tác với dữ liệu, nên những Back-end Developer cũng cần có những kiến thức về các hệ quản trị cơ sở dữ liệu như SQL Serber, mySQL,… đây là những hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến nay.
– Một Back-end Developer thường cần tính logic trong tư duy lập trình hơn là yếu tố thẩm mỹ, vì vậy việc bạn cần làm là phải thật sự thành thạo một trong những ngôn ngữ trên và tư duy giải quyết vấn đề tốt nhất. Cũng giống như Front-end, những ngôn ngữ lập trình của Back-end cũng được hỗ trợ bởi những Framework mạnh mẽ, điển hình là Lavarel của PHP, một trong những Framework tốt nhất cho PHP trong năm qua.
Xu hướng chuyển sang Full-stack Developer
Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng của những công ty ngày càng cao, bên cạnh đó là những lập trình viên Front-end hay Back-end cũng dần dần thuần thục mảng còn lại chứ không chỉ theo định hướng ban đầu. Điều đó khiến cho những doanh nghiệp ưu tiên tuyển các Full-stack Developer hơn là tuyển 2 Developer khác nhau, giúp tính nhất quán trong quá trình làm việc được tốt hơn, vì vậy Full-stack Developer đang trở thành một trong những xu hướng được nhiều người hướng đến.
Bạn cũng có thể thấy Full-stack Developer là tổng hợp công việc của Front-end và Back-end, vì vậy bạn cần phải thuần thủ cả ngôn ngữ dành cho Front-end và Back-end, còn phải có tư duy logic và mắt thẩm mỹ để tạo ra những sản phẩm thật sự tốt.
Một vài chia sẻ của chúng tôi về ngành lập trình website hiện nay hy vọng có thể giúp bạn chọn đường hướng đi tốt nhất bản thân, dù là bạn học lập trình front-end hay back-end cũng được, dĩ nhiên tốt nhất là bạn vẫn nên hướng đến trở thành một Full-stack Developer.
Các bước để trở thành một lập trình viên web chuyên nghiệp
Đa phần những người không biết về lập trình thường cho rằng đây là việc làm tương đối đơn giản, bởi hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ làm web, chỉ cần vài cái click chuột là có thể có ngay website chỉ sau 15 phút, tuy nhiên điều đó chỉ đúng với những website nghiệp dư hoặc những dịch vụ thiết kế web giá rẻ, website được thiết kế theo mẫu có sẵn. Còn đối với những web chuyên nghiệp thì cần phải được xây dựng với cấu trúc phức tạp hơn từ dữ liệu cho đến giao diện, tính năng.
Tuy nhiên đối với nhiều người mà nói để trở thành một developer chuyên nghiệp là chuyện không hề dễ dàng một chút nào, bởi lượng kiến thức mà họ cần để trở thành một lập trình viên là rất nhiều, không chỉ phải tinh thông các ngôn ngữ lập trình, người làm lập trình còn phải biết về những công nghệ mới để hỗ trợ trong công việc như Google API, các IDE mới tốt hơn,… Chính vì vậy mà bạn cần có một tư duy tốt, một lộ trình học tập rõ ràng và có định hướng thì việc trở thành một “cao thủ” lập trình dễ dàng hơn rất nhiều, dưới đây là một vài hướng đi cho bạn nếu như bạn là người mới bắt đầu học:
- Tìm hiểu về Front-end, việc bắt đầu học lập trình web từ back-end sẽ rất khó khăn đối với người không biết gì, chính vì vậy mà chúng tôi khuyên bạn nên bắt đầu với Front-end, bắt đầu từ HTML và CSS để cấu trúc một website tĩnh đơn giản, bạn mất khoảng 2-3 tháng để thành thạo kỹ năng, kế tiếp là những xử lý trên website và bạn cần phải học thêm về Javascript hoặc Jquery, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về các Framework như Bootstrap để hỗ trợ lập trình tốt hơn.
- Bạn cần làm quen với tư duy lập trình, về tư duy thuật toán trong code, để làm được điều đó thì bạn cần 1 chút ít kiến thức lập trình, chỉ ở mức cơ bản, sau đó bạn tìm các giải quyết những vấn đề nhỏ xung quanh, như một bài toán đơn giản giải phương trình bậc 2 để hiểu hơn về cách thức mà code vận hành khi xử lý vấn đề.
- Sau khi bạn đã có thể tư duy về code tốt hơn, bạn bắt đầu học những ngôn ngữ lập trình back-end như PHP, .NET hay Java, thực tế những ngôn ngữ này cũng có thể xử lý 1 phần ở Front-end, tuy nhiên thường các lập trình viên Ful-stack chuyên nghiệp không làm như vậy, bởi mỗi ngôn ngữ đều có điểm mạnh riêng về cần được sử dụng hợp lý thì mới có thể tạo ra website hoàn hảo.
- Cuối cùng là bạn cần làm quen với cách quản lý những dự án thực tế (nếu có cơ hội) và sử dụng những dịch vụ từ Google API hoặc những Service khác để tích hợp cho website của mình.
Sau khi trở thành một lập trình viên web chuyên nghiêp, bạn sẽ có nhiều lựa chọn cho công việc của mình. Làm việc cho các hoạt động lập trình của công ty thiết kế website Mona Media, Cánh Cam,… hoặc làm freelancer việt nam nhận theo dự án để làm, cả hai đều có mức thu nhập cao mang lại cho các lập trình viên chuyên nghiệp.
Đây chỉ là lộ trình tự học lập trình web để trở thành một developer full-stack chuyên nghiệp, tất nhiên bạn có thể chọn một trong hai, lập trình front-end hay back-end để theo đuổi vì đó là suy nghĩ cá nhân. Tuy nhiên như mình đã nói ở trên thì xu hướng Full-Stack đang ngày càng phổ biến, và học nhiều không bao giờ là thừa trong giới lập trình.