Full Stack Developer là gì? Kỹ năng cần thiết cho một Full Stack?

Nếu bạn là người thuộc ngành phần mềm, công nghệ thông tin hoặc có đam mê với chúng thì ắt hẳn bạn biết tới nghề Full Stack Developer. Nhưng vẫn còn rất nhiều người chưa từng nghe tới. Vậy thì Full Stack là gì hay Full Stack Developer là gì? Toàn bộ thông tin sẽ được Dotnetguru chia sẻ tới bạn đọc một cách cụ thể, dễ hiểu nhất.

Full Stack Developer là gì?

Full Stack là gì? Full stack là từ ngữ được dùng để chỉ những công nghệ cần thiết cho một dự án từ các bước phát triển ứng dụng, đến hoàn thành. Full Stack Developer thường là những người làm việc được trên nhiều lĩnh vực khác nhau như Back-end, Front-end, đến database, server, bảo mật,… Tuy nhiên những nhân viên này không giỏi toàn diện tất cả các mặt của công nghệ thông tin. Nhưng họ có thể học hỏi rất nhanh khi cần thiết.

Từ những năm 2010 trở về trước, Full stack không được ưa chuộng. Nhưng nhờ có Facebook phát động phong trào sử dụng Full Stack cho mã nguồn mở OSCON (Open Source Software Conference) thì nghề nghiệp này mới trở nên phổ biến.

Full Stack Developer là gì

Hiện nay, khi nói về Full stack Developer, nhiều người chỉ nghĩ tới Full Stack web Developer. Ngoài ra, nó còn bao gồm một vài lĩnh vực khác như mobile stack, native application stack,…Người làm trong ngành này cần phải có cả kiến thức lẫn kỹ năng cần thiết của nhiều lĩnh vực nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Công việc của Full Stack Developer là gì?

Một nhân viên Full Stack Developer sẽ thường làm những công việc sau:

  • Hỗ trợ thiết kế & phát triển phần mềm.
  • Kiểm tra, gỡ lỗi giúp tối ưu hóa phần mềm.
  • Quản lý các dự án, làm việc với các stakeholder.
  • Sáng tạo và làm việc trên Front-end, sử dụng html, CSS, JavaScript,..
  • Viết code cho backend với các ngôn ngữ lập trình như Java, PHP, Python
  • Khởi tạo máy chủ và phát triển cơ sở dữ liệu cho back end của phần mềm.
  • Xây dựng, phát triển các API và các dịch vụ RESTful.
  • Đảm bảo khả năng tương thích đồng thời tối ưu hóa đa nền tảng.
  • Kiểm tra quá trình thử nghiệm ứng dụng.
  • Kiểm tra, duy trì thiết kế đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng của người dùng.
  • Nâng cấp performance của các ứng dụng.
  • Tham gia vào quá trình xây dựng các tài liệu kỹ thuật.
  • Hợp tác với nhà thiết kế đồ họa để thiết kế tính năng mới.
  • Đưa ra các giải pháp, khuyến nghị để xây dựng cấu trúc cũng như các ứng dụng theo yêu cầu.
  • Cập nhật xu hướng mới thường xuyên.

công việc của Full Stack Developer

Ưu nhược điểm của một Full stack Developer là gì?

Vậy ưu/nhược điểm của full stack là gì? Sau đây là một số ưu điểm và nhược điểm khi trở thành dân lập trình full stack mà các bạn có thể tham khảo, cụ thể:

Ưu điểm của full stack developer:

  • Bạn nắm vững toàn bộ các kỹ thuật liên quan để phát triển dự án.
  • Có thể nhanh chóng tạo ra một mẫu thử nghiệm.
  • Có thể hỗ trợ cho toàn bộ thành viên trong nhóm.
  • Bạn có thể giảm đi nhiều chi phí đáng kể cho toàn bộ dự án.
  • Tối ưu thời gian thực hiện cùng với nhóm của mình.
  • Chuyển đổi giữa phát triển front end & back end theo yêu cầu của dự án.
  • Hiểu rõ hơn về tất cả các khía cạnh của công nghệ mới & sắp ra mắt.

Nhược điểm của lập trình full stack:

  • Giải pháp được lựa chọn có thể sai đối với một dự án.
  • Giải pháp có thể phụ thuộc vào kỹ năng của nhà phát triển
  • Các giải pháp có thể tạo ra một số rủi ro cho người chủ chốt.

So sánh Full stack Developer và Full Stack Engineer?

Trên thực tế ngày nay, 2 công việc này không có sự phân biệt rõ ràng hay sự khác biệt quá lớn. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải hiểu rõ bản chất của 2 ngành nghề. Full Stack Engineer là những người có nhiều kinh nghiệm, là người chịu trách nhiệm với công việc nhiều hơn là Full Stack Developer. Ngoài ra, các Engineer đòi hỏi nhiều kỹ năng hơn, đặc biệt là kỹ năng quản lý dự án.

Full Stack Developer cần những kỹ năng nào?

Để trở thành một Full Stack Developer, bạn cần thành thạo những kỹ năng sau:

Ngôn ngữ lập trình

Một số ngôn ngữ lập trình cơ bản như PHP, C#, Python bạn cần phải nắm rõ. Bởi bạn sẽ phải kiểm tra các đối tượng đã được xây dựng từ ngôn ngữ lập trình trong dự án.

các ngôn ngữ lập trình

Tham khảo: Nên lựa chọn những ngôn ngữ lập trình nào?

Kỹ năng về framework, nền tảng, thư viện

Khi bạn xây dựng các dịch vụ đám mây hoặc các ứng dụng real-time data, các nền tảng hay framework là điều chắc chắn bạn phải sử dụng. Chính vì thế, bạn không thể trở thành một Full Stack Developer nếu không có kiến thức về framework.

Tham khảo: Top 10 web development framework được sử dụng nhiều nhất 

Cơ sở dữ liệu và caching

Bạn cần biết ít nhất một trong các hệ thống cơ sở dữ liệu sau:Oracle, MySQL, SQL Server,… Ngoài ra, bạn cũng bị đòi hỏi các kỹ thuật về caching như Redis, varnish, memcached,…

Kỹ năng thiết kế

Đây là kỹ năng nhà tuyển dụng không đòi hỏi quá nhiều ở bạn. Nhưng biết và hiểu các kỹ thuật thiết kế prototype, UI, UX sẽ là điểm đặc biệt ở bạn.

Server

Bạn nên có các kiến thức cơ bản về các hệ điều hành như Windows, Linux hoặc Apache,…

Am hiểu về các công cụ thiết kế Front-end

Hiện nay, các công nghệ Front-end hay được sử dụng nhất chính là HTML, CSS hay JavaScript,.. Thêm vào đó, sự am hiểu về User Experience cũng có thể giúp bạn trở thành một Full Stack Developer.

các công cụ thiết kế Front-end

Quản lý phiên bản

Một Full stack Developer luôn được đặt ra câu hỏi có biết sử dụng version control system, các kiến thức về Git cũng như các kiến thức quản lý liên quan.

Làm việc với API

Kiến thức về API cũng không thể thiếu trong các yêu cầu tuyển dụng đối với Full stack Developer.

Một số kỹ năng cần thiết khác phải trang bị như:

  • Có thể viết các unit test.
  • Hiểu được cách xây dựng automation testing.
  • Hiểu về bảo mật.
  • Trang bị kiến thức về giải thuật, cấu trúc dữ liệu.

Full Stack Developer cần có những kỹ năng mềm gì? 

Một Dev Full Stack ngoài những kỹ năng cần thiết các bạn cũng cần trang bị cho mình thêm những kỹ năng mềm. Cụ thể:

  • Sự sáng tạo: Một nhà phát triển phải hiểu mục tiêu cần đạt được của dự án và phải tạo ra một sản phẩm thu hút các đối tượng mục tiêu.
  • Hoạch định chiến lược: Hoạch định là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển bất kỳ sản phẩm nào. Dev Full Stack phải có khả năng lập kế hoạch chiến lược cho các giai đoạn (thiết kế, phát triển và triển khai). Điều này giúp hợp lý hóa và tối ưu quy trình tạo ra ứng dụng.
  • Kỹ năng phân tích: Kỹ năng giúp Full Stack Developer phân tích thông tin chính xác và đưa ra quyết định hợp lý. Dựa trên dữ liệu để giúp tối ưu hóa quá trình thiết kế sản phẩm.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Trong suốt quá trình lập trình chắc chắn phần mềm sẽ không hoàn toàn chạy trơn tru và không có lỗi. Vậy nên, khi có lỗi phát sinh trong quá trình phát triển ứng dụng thì kỹ năng này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ.
  • Kỹ năng quản lý thời gian: Kỹ năng này sẽ giúp cho các full stack web developer đáp ứng được thời hạn thực hiện đúng nhiệm vụ đối với dự án.
  • Ngoài ra còn một số kỹ năng mềm khác như (tầm nhìn dài hạn, khả năng giao tiếp, phân tích hiệu quả, học hỏi không ngừng và tính kỷ luật…).

kỹ năng mềm của full stack developer

Có phải ai cũng có thể trở thành một Full Stack Developer hay không?

Với những người có kiến thức cơ bản về Front-end và có mong muốn học thêm về Back-end thì sẽ có khả năng làm việc được tại vị trí Full stack Developer. Nhưng đây cũng là một vị trí mà không phải ai cũng có thể làm được. Bạn không chỉ làm tốt công việc mà còn phải có nhiều kỹ năng khác nhau. Ngoài ra, khả năng cập nhật kiến thức công nghệ thường xuyên cũng rất được chú trọng.

Lý do bạn nên trở thành Full stack Developer

Trở thành một Full Stack Developer, bạn sẽ có những lợi ích sau:

  • Cơ hội phát triển nghề nghiệp trải rộng.
  • Đây là ngành nghề mà nhiều công ty, doanh nghiệp tuyển dụng nên khả năng có việc làm sao.
  • Mức lương cao, thu nhập hấp dẫn.
  • Học hỏi và áp dụng được nhiều kiến thức khác nhau của nhiều dự án.
  • Có cơ hội thăng tiến nhanh trong công việc.

full-stack-developer-co-muc-thu-nhap-cao

Làm thế nào để trở thành một Full Stack Developer?

Full Stack là gì? Làm thế nào để trở thành một Full Stack Developer chuyên nghiệp. Trước hết bạn cần có nhiều năm làm việc trong ngành nghề hoặc làm các công việc liên quan tới phát triển phần mềm. Bạn không thể nào chỉ học một vài khóa học mà đã có thể thuần thục mà phải trải qua nhiều dự án. Tất cả các kỹ năng về Front-end cũng như Back-end bạn phải biết rõ.

Mức lương của vị trí Full stack Developer tại Việt Nam

Theo một khảo sát có uy tín mới nhất hiện nay cho rằng, mức lương của một Full Stack Web Developer tại Việt Nam cụ thể như sau:

  • Một Full Stack Developer có mức lương trung bình là khoảng 22.9 tr/tháng.
  • Mức lương trung bình thấp 17.1 tr/tháng với mức thấp nhất là 6 tr/tháng.
  • Mức lương trung bình cao 28.6 tr/tháng với mức thấp nhất là 80.5 tr/tháng.

thu nhập của Full Stack Developer

Như vậy, các bạn có thể thấy rõ, đây là mức lương tương đối cao so với mặt bằng chung. Nhưng kèm theo đó chính là khối lượng cũng như áp lực của công việc này cũng rất nặng nề. Mức lương vị trí Full stack Developer có từ 1- 4 năm kinh nghiệm trung bình khoảng 21.2 triệu VNĐ. Mức lương vị trí Dev Full stack có từ 5 – 9 năm kinh nghiệm trung bình khoảng 32.7 triệu VNĐ.

Tóm lại, bài viết trên đây đã chia sẻ cho các bạn toàn bộ thông tin và kiến thức về Full Stack Developer là gì. Nếu các bạn có đam mê và định hướng công việc này vào tương lai sắp tới thì đây là nguồn thông tin vô cùng quý giá cho bạn. Chúc các bạn thành công.

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *