Giới thiệu về ESB

Giới thiệu về ESB

Rất nhiều người học lập trình không biết về công nghệ ESB, vậy ESB thực sự là gì và những lợi ích mà nó mang đến cho các lập trình như thế nào. Cùng chúng tôi tìm hiểu về ESB qua bài chia sẻ dưới đây từ dotnetguru.

Giới thiệu về công nghệ ESB

ESB chính là một sự phát triển của mô hình điện toán phân tán, trong đó hệ thống phân tán chính là hệ thống phần mềm, các thành phần cấu tạo nên hệ thống phần mềm đó sẽ nằm ở những máy tính khác nhau, và giữa chúng sẽ được kết nối lại với nhau tạo thành một mạng lưới. Khi có một yêu cầu nào đó, thì các máy tính này sẽ phối hợp với nhau để giải quyết vấn đề thông qua việc trao đổi thông điệp. Sự có mặt của ESB trong kiến trúc hướng dịch vụ SOA giúp cho các bên tham gia xử lý vấn đề không cần tương tác trực tiếp với nhau, bởi tất cả được điều phối bởi công nghệ ESB.

Những ưu điểm chính của ESB

Ưu điểm chính của ESB chính là khả năng gọi dịch vụ đồng bộ va không đồng bộ. Thực tế giữa các dịch vụ khác nhau luôn được triển khai bởi các công nghệ khác nhau như Enterprise Edition, Enterprise JavaBeans, Java, IBM DB2 Queries, Java Messega Servies, Microsoft .Net… Khi đó bên yêu cầu dịch vụ sẽ gửi đi các yêu cầu tới bên cung cấp dịch vụ mà mình mong muốn, không cần quan tâm đến vấn đề triển khai dịch vụ, vì đã có ESB ở giữa đứng ra làm cầu nối giữa bên cung cấp và bên yêu cầu. Giúp cho hai bên hoàn toàn ăn khớp với nhau dù triển khai bởi các công nghệ khác nhau.

Khả năng thứ hai của ESB chính là khả năng xử lý và chuyển đổi thông tin. ESB có khả năng bổ sung, điều chỉnh các thông tin sau khi đã được các dịch vụ xử lý. Tại đây ESB có thể thêm bớt các thành phần điều phối hòa giải có trong ESB hoặc từ việc truy vấn cơ sở dữ liệu.

mô hình ESB
Công nghệ ESB – Mô hình điện toán phân tán.

Ưu điểm định tuyến tĩnh hoặc động, phân phối các thông điệp: Các bên tham gia khai báo các yêu cầu của mình, trong đó có thể bao gồm hiệu năng và độ tin cậy, mã hóa, giải mã các nội dung thông báo,…. ESB sẽ gửi đến các nhà cung cấp dịch vụ các yêu cầu cần thiết về chức năng và chất lượng dịch vụ. Các bên cung cấp nhận được yêu cầu và sẽ đáp ứng yêu cầu đó mà không cần biết nguồn gốc của thông báo, việc phân phối các yêu cầu và các trả lời yêu cầu được thực hiện bởi công nghệ ESB.

ESB có khả năng theo dõi, kiểm soát các thông điện khi chúng chuyển đi, ESB có thể ghi nhật ký lại các thông điệp, phục vụ kiểm định hoặc khai phá dữ liệu sau này.

Theo dõi, kiểm soát thông điệp: Theo dõi các thông điệp khi chúng đi. Thông qua đó, người quản trị có thể áp dụng các chính sách đối với các giao dịch, đồng nghĩa rằng có thể ghi nhật ký các thông điệp, phục vụ kiểm định hoặc khai phá dữ liệu sau này.

Ứng dụng ESB trong thực tế

Thực tế hiện nay thì đã có rất nhiều doanh nghiệp quan tâm đến đầu tư xây dựng các hệ thống phần mềm riêng cho công ty, chính vì vậy mà ESB cũng được quan tâm nhiều hơn bởi cần một hệ thống phần mềm đồng nhất cho cả công ty sử dụng.

Để xây dựng được ESB thì doanh nghiệp cần phải hợp tác với doanh nghiệp lập trình, cung cấp các thông tin về quy trình làm việc cũng như xử lý nghiệp vụ để họ có thể xây dựng hệ thống. Tuy nhiên bạn không phải quá lo lắng về vấn đề thời gian xây dựng nếu chọn các công ty đã có nhiều năm kinh nghiệm như Mona Website bởi tại đây họ đã có sẵn một nền tảng ESB cơ bản, phổ thông nhất cho các hệ thống hiện nay, việc bạn làm chỉ là cung cấp thêm các thông tin chi tiết về doanh nghiệp để có thể phát triển phần mềm theo đúng yêu cầu sử dụng.

Trên đây là bài giới thiệu của Dotnetguru về ESB để bạn có thể hiểu hơn về thuật ngữ này, nếu bạn cần thêm thông tin thì có thể liên hệ, chúng tôi sẽ tổng hợp thông tin chính xác trên internet và xuất bản bài viết mới sớm nhất có thể cho bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *