ORM là gì? Đây là câu hỏi được đông đảo dân lập trình quan tâm nhiều nhất. Bởi vì hầu hết các dự án hiện nay đều được ứng dụng ORM Framework. Điều đó là để đơn giản hóa vấn đề truy vấn và quản lý cơ sở dữ liệu. Tất nhiên, bất cứ công nghệ nào cũng đều có cả ưu điểm lẫn hạn không ngoại trừ ORM. Vậy nên trong bài viết dưới đây, hãy cùng Dotnetguru tìm hiểu khái niệm cũng như một số kiến thức về kỹ thuật này.
ORM là gì?
ORM là viết tắt của Object Relational Mapping, đây là một kỹ thuật lập trình cho phép chuyển đổi dữ liệu giữa cơ sở dữ liệu đến những đối tượng trong ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng như ngôn ngữ C#, Java,… (table tương ứng class, mối ràng buộc giữa table tương ứng quan hệ giữa class ‘has a’ hoặc ‘is a’).
Cụ thể, chúng ta sẽ chuyển dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quan hệ sang đối tượng. Điều này giúp cho các lập trình viên có thể thao tác với cơ sở dữ liệu (database) dễ hiểu, tự nhiên. Không cần quan tâm đến database hoặc các kiểu dữ liệu trong database,…
Các loại ORM phổ biến
Hiện nay có nhiều loại ORM đang được ứng dụng trong lập trình. Tuy nhiên chỉ có hai loại phổ biến nhất đó là Active Record & Data Mapper.
- Active Record: đây là một trong các mô hình ORM phổ biến được ứng dụng trong các framework như Laravel & Ruby on Rails. Nó cho phép những đối tượng được định nghĩa bởi những lớp đã được kết nối cùng các bảng trong database.
- Data Mapper: đây là một trong các mô hình ORM phổ biến khác. Nó tách biệt đối tượng ra khỏi database và tập trung ánh xạ những đối tượng vào các bảng dữ liệu. Data Mapper thường được các nhà phát triển sử dụng trong những loại ứng dụng lớn và phức tạp.
Ưu nhược điểm của ORM là gì?
Sau khi đã hiểu được ORM là gì? Vậy thì chúng ta hãy cùng đi sâu hơn nữa vào việc phân tích ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật này. Đó là:
Ưu điểm ORM
- OOP: Cơ chế ORM giúp dân lập trình tập trung vào lập trình hướng đối tượng (OOP).
- Cho phép truy cập vào những code nghiệp vụ thay vì cơ sở dữ liệu.
- Hạn chế tối đa những lỗi ngữ pháp của SQL.
- Quản lý Transaction và tạo key tự động.
- Đơn giản, dễ sử dụng dù không thông thạo MySQL.
- Cung cấp rất nhiều API truy vấn và hỗ trợ HSQL.
- Ẩn đi chi tiết của các truy vấn SQL đến từ logic OO.
- Mang đến năng suất cao: Lập trình viên sẽ code ít hơn nhưng dễ hiểu hơn. Phù hợp với một số case CRUD như Create, Delete, Read, Update.
- Nâng cao tính độc lập: tiến hành với nhiều loại database cùng nhiều kiểu dữ liệu khác nhau. Thay đổi loại database dễ dàng hơn khi không phụ thuộc các câu lệnh SQL.
- Cho phép các lập trình viên được sử dụng lại code.
- Bằng cách cache dữ liệu ORM Framework cho phép truy xuất nhanh hơn.
- Tự động thực hiện nhiều thao tác với dữ liệu.
Nhược điểm ORM
- Với những ai mới tìm hiểu kỹ thuật ORM là gì thì đều sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình sử dụng.
- Khả năng truy vấn còn hạn chế, đôi khi lập trình viên vẫn cần phải sử dụng native SQL mới được truy vấn database.
- Khó khăn trong quá trình tối ưu câu lệnh SQL (vì câu lệnh SQL được ORM tự động tạo ra).
- Sử dụng ORM Framework, dân lập trình dễ rơi vào bẫy truy xuất dữ liệu (vì quá dễ truy xuất), ảnh hưởng hiệu năng hệ thống.
Có thể thấy, ORM mang lại nhiều ưu điểm vượt trội nhưng vẫn còn tồn đọng nhiều mặt hạn chế. Tùy vào mục đích cũng như hoàn cảnh để đưa ra quyết định có nên sử dụng ORM Framework hay không. Từ đó, có thể hãy lựa chọn cách thức tiếp cận sao cho phù hợp nhất.
>>> Xem thêm: MVC là gì? Tổng quan mô hình MVC trong lập trình
Cách hoạt động ORM như thế nào?
ORM sở hữu đặc trưng cơ bản là gói gọn cơ sở dữ liệu (database) trong một object. Trong object, một phần chính là data và phần còn lại sẽ đảm nhận công tác xử lý data để có thể chuyển nó thành cơ sở dữ liệu quan hệ.
Mặc khác, ORM còn giúp giải quyết vấn đề đồng bộ khi các kiểu dữ liệu trả về là khác nhau. Một bên sẽ là cơ sở dữ liệu (database), bao gồm dữ liệu được thể hiện dưới dạng tập hợp bản ghi. Bên còn lại chính là các đối tượng bao gồm dữ liệu thể hiện dưới dạng object.
>>> Xem thêm: IoC là gì? Tổng quan về Inversion Of Control trong lập trình
Tại sao các nhà phát triển nên sử dụng ORM?
Việc sử dụng ORM mang lại vô vàn lợi ích cho các nhà phát triển ứng dụng. Bao gồm:
- Thay vì SQL cho việc tạo, đọc, cập nhật và xóa dữ liệu cũng như lược đồ trong database của họ. ORM cung cấp mức độ trừu tượng cao trên database quan hệ cho phép các nhà phát triển có thẻ viết code Python.
- Thay vì SQL thì khả năng viết code Python giúp gia tăng tốc độ phát triển app web, đặc biệt vào giai đoạn bắt đầu dự án. Khả năng gia tăng tốc độ phát triển tiềm năng từ việc không chuyển từ code Python sang viết câu lệnh SQL mô hình khai báo.
- Thay vì viết những câu lệnh SQL hoặc những thủ tục lưu trữ. Các nhà phát triển có thể áp dụng các ngôn ngữ lập trình yêu thích để thực hiện với database.
- Về lý thuyết thì kỹ thuật ORM còn giúp chuyển đổi một ứng dụng giữa những database quan hệ khác nhau.
>>> Xem thêm: Lazy Loading là gì? Lợi ích tuyệt vời khi sử dụng Lazy Loading
Một số lưu ý để ứng dụng kỹ thuật ORM Framework hiệu quả
Dưới đây là một số lưu ý cần thiết để giúp các bạn ứng dụng kỹ thuật ORM hiệu quả nhất. Đó là:
- Định nghĩa đơn giản Model Object khi dùng ORM: hạn chế tình trạng chương trình biến thành một “mớ bòng bong” và ORM sẽ hoạt động đúng như mong muốn.
- Sử dụng ORM với các tác vụ đơn giản: Khi chương trình gồm các tác vụ đơn giản thì áp dụng ORM là giải pháp hiệu quả. Mặc dù ORM khá phức tạp và khó debug nhưng lại giúp tiết kiệm thời gian code đáng kể.
- Định nghĩa DAO hoặc tầng tương tự: điều này giúp tách biệt tầng ứng dụng và tầng truy cập dữ liệu.
- Không áp dụng ORM cho Database có nhiều truy vấn phức tạp hoặc có tính năng riêng: Nhiều ORM cung cấp phương thức kết nối người lập trình với database và áp dụng câu lệnh SQL trực tiếp. Tuy nhiên, giá trị ORM trường hợp này không cao và còn tồn đọng một số nguy cơ gây ra bug.
- Không áp dụng kỹ thuật ORM khi đòi hỏi tốc độ truy vấn đến database cao: Để tốc độ truy vấn được nhanh và tối ưu, cách tốt nhất chính là viết câu lệnh truy vấn kèm theo một số điều kiện liên quan đến cấu trúc hoặc phiên bản database mà bạn đang sử dụng.
Nếu vận dụng đúng cách, kỹ thuật ORM sẽ hỗ trợ rất nhiều cho công việc của bạn. Trên đây là thông tin về khái niệm ORM là gì. Cùng ưu nhược điểm và cách thức hoạt động của ORM Framework. Qua bài viết, Dotnetguru hy vọng các bạn sẽ ứng dụng ORM vào công việc một cách hiệu quả. Chúc bạn thành công!