Vận đơn là gì? Phân loại và chức năng của vận đơn trong Logistics

Vận đơn là gì?

Trong tất cả các hoạt động thương mại quốc tế thì một trong các chứng từ không thể thiếu là vận đơn. Nó thể hiện mối quan hệ giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu hoặc người bán và người vận chuyển. Thông qua vận đơn, mọi người biết được số lượng hàng, hợp đồng và điều khoản mua bán,… Vậy vận đơn được sử dụng để làm gì? Chức năng của vận đơn trong Logistics là gì? Để tìm hiểu chi tiết vận đơn là gì thì thông tin bài viết dưới đây của Dotnetguru sẽ hữu ích cho bạn!  

Vận đơn là gì?

Vận đơn tiếng anh là Bill Of Lading (còn được viết tắt đơn giản với 2 chữ là B/L). Nếu hiểu theo một cách đơn giản thì vận đơn chính là một chứng từ vận tải – thông tin vận chuyển chuyến hàng. Thường được gọi là vận đơn đường biển, vận đơn hàng không, vận đươn đường sắt hay giấy gửi hàng đường sắt,…

Vận đơn là một chứng từ vận chuyển do người vận chuyển, thuyền trưởng (nếu vận chuyển bằng đường biển) hoặc đại lý của người vận chuyển ký phát sau tất cả hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc hàng hóa đã được tiếp nhận và đang chờ để xếp lên tàu.

Vận đơn là bằng chức xác thực về việc người vận chuyển đã nhận hàng với số lượng, chủng loại, tình trạng như ghi trên vận đơn để vận chuyển đến địa điểm trả hàng. Đồng thời, vận đơn còn là bằng chứng về quyền sở hữu hàng hoá, dùng để nhận hàng, định đoạt và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

bill of lading là gì

Vận đơn được phát hành theo bộ bản gốc và bản sao. Một bộ vận đơn gốc đầy đủ thường có ba bản gốc giống nhau. Khi thanh toán tiền hàng bằng tín dụng chứng từ, thông thường người bán phải xuất trình vận đơn gốc để thanh toán.

Hiện nay, có nhiều loại vận đơn khác nhau như vận đơn đường biển, vận đơn hàng không và vận đơn đường sắt. Chúng đều có vai trò như nhau, tùy theo loại hình vận tải mà vận đơn sẽ được cấp sao cho phù hợp.

>>> Xem thêm: Tmall là gì? Cách đặt hàng Tmall giá rẻ không cần tiếng Trung

Phân loại vận đơn trong lĩnh vực Logistics

Trong lĩnh vực vận tải quốc tế, căn cứ vào nhiều yếu tố mà người ta chia làm nhiều loại vận đơn khác nhau. Vì vậy, các loại vận đơn sẽ có nhiều tên gọi khác nhau. Bài viết này sẽ đưa ra cách phân biệt các loại vận đơn thường dùng và được nhiều người nhắc đến nhất hiện nay. Đó là:

Các loại vận đơn căn cứ vào quan hệ trong việc trả hàng

Có rất nhiều căn cứ khác nhau để phân loại vận đơn. Dưới đây là một vài loại vận đơn đặc trưng căn cứ vào mối quan hệ trong việc trả hàng được sử dụng nhiều trên thị trường.

Phân loại vận đơn
Phân loại vận đơn

Vận đơn chủ MBL (Master Bill of lading)

Vận đơn chủ MBL là chứng từ thể hiện thông tin chuyển hàng giữa các đại lý vận tải. Nó được phát hành bởi các hãng vận chuyển có phương tiện như hãng các hàng không hoặc hãng tàu.

Thông tin trên vận đơn chủ MBL (Master Bill of lading) gồm: 

  • Người gửi/người nhận hàng: Công ty vận chuyển (FWD).
  • Tên của phương tiện vận chuyển, tên hàng, số bill, cảng đi/đến, số kiện, trọng lượng, khối lượng và ngày hàng hóa xếp lên phương tiện vận chuyển,… 

Vận đơn thứ HBL (House Bill of lading)

Vận đơn thứ HBL là chứng từ thể hiện thông tin lô hàng giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. Được các công ty vận chuyển không có phương tiện phát hành. Thường là công ty Forwarder (FWD) không thuộc sở hữu.

Thông tin trên vận đơn thứ HBL (House Bill of lading) gồm: 

  • Người gửi hàng (nhà xuất khẩu) hoặc người nhận hàng (nhà nhập khẩu) 
  • Tên của phương tiện vận chuyển, tên hàng, số bill, cảng đi/đến, số kiện, trọng lượng, khối lượng và ngày hàng hóa xếp lên phương tiện vận chuyển,… 

>>> Xem thêm: Quy trình xây dựng thiết kế website thương mại điện tử chuẩn quốc tế

Các loại vận đơn căn cứ vào khả năng chuyển nhượng

Căn cứ vào khả năng chuyển nhượng (hay còn gọi là khả năng lưu thông) của vận đơn, có thể phân vận đơn thành 3 loại:

Các loại vận đơn khác
Các loại vận đơn khác

Vận đơn theo lệnh (To Order B/L)

Vận đơn theo lệnh là loại vận đơn mà tại ô “Người nhận hàng” (Consignee) không có tên người nhận hàng. Mà chỉ có hai từ “Theo lệnh” (To order) hoặc theo lệnh của một người nào đó. Được người giao hàng (Shipper) chỉ định phát lệnh trả hàng.

Ví dụ: “Theo lệnh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam” (To order of the Foreign Trade of Vietnam). Trường hợp trên vận đơn chỉ thể hiện hai chữ “To order” mà không ghi rõ do ai lập thì người gửi hàng sẽ là người có quyền ra lệnh trả hàng.

Vận đơn theo lệnh (To Order B/L) có thể được chuyển nhượng bằng cách người có quyền phát lệnh trả hàng sẽ ký mặt sau vận đơn (ký hậu). Nếu vận đơn không ký hậu thì chỉ có người sở hữu quyền phát lệnh trả hàng mới có thể nhận hàng hóa từ người vận chuyển. Vận đơn theo lệnh (To Order B/L) thường áp dụng cho phương thức thanh toán LC.

Vận đơn đích danh (Straight B/L)

Thể hiện thông tin người gửi hàng và người nhận hàng thực tế. Vận đơn gửi thằng còn là vận đơn ghi rõ tên và địa chỉ của người nhận hàng. Chỉ người nhận hàng có tên trên vận đơn mới được nhận hàng. Vận đơn đích danh khiến mọi người không thể chuyển nhượng bằng ký hậu.

Vận đơn vô danh (Bearer B/L)

Là vận đơn trên đó ô “Người nhận hàng” để trống, không ghi gì. Người vận chuyển giao hàng sẽ được giao cho bất kỳ người nào xuất trình vận đơn. Vận đơn vô danh được chuyển nhượng bằng cách trao trực tiếp qua tay.

>>> Xem thêm: TMS là gì? Lợi ích của phần mềm TMS đối với doanh nghiệp vận tải

Các loại vận đơn căn cứ ký hiệu

Căn cứ vào ký hiệu mà người ta phân loại vận đơn thành hai loại là vận đơn hoàn hảo và không hoàn hảo. Cụ thể như sau:

Vận đơn hoàn hảo (Clean Bill Of Lading)

Vận đơn hoàn hảo (Clean Bill Of Lading) là loại vận đơn không có ghi chú của người chuyên chở về tình trạng xấu được đánh giá ở hàng hóa hoặc bao bì bị lỗi, hư hỏng.

Vận đơn không hoàn hảo (Unclean Bill Of Lading)

Vận đơn không hoàn hảo (Unclean Bill Of Lading) là loại vận đơn có ghi chú về tình trạng của hàng hóa đó có thể là bao bì bị khiếm khuyết hoặc hư hỏng,… 

Các loại vận đơn căn cứ vào quá trình vận chuyển

Còn có cách căn cứ vào quá trình vận chuyển mà người ta chia thành 2 loại vận đơn như sau: 

  • Vận đơn đường biển (Trans Bill of Lading).
  • Vận đơn trực tiếp (Direct B/L).

Chức năng của vận đơn trong Logistics

Theo Giang Huy Company (gianghuy.com) có chia sẻ rằng vận đơn có chức năng quan trọng trong Logistics cụ thể như sau: 

  • Vận đơn là biên lai của người vận chuyển đã xác nhận khi giao hàng. Khi vận đơn thực hiện chức năng này có nghĩa là người vận chuyển chỉ giao hàng cho người xuất trình vận đơn hợp lệ được ký nhận tại cảng bốc hàng.
  • Vận đơn là bằng chứng xác nhận một hợp đồng vận chuyển đã được ký kết và ghi rõ nội dung của hợp đồng đó. Qua đó xác định mối quan hệ pháp lý giữa người vận chuyển và chủ hàng hóa. Trong đó, đặc biệt là quan hệ pháp lý giữa người vận chuyển và người nhận hàng. 
  • Vận đơn được dùng làm căn cứ để xác định số lượng hàng hóa mà người bán đã gửi cho người mua, trên cơ sở đó để thống kê, ghi sổ và theo dõi việc thực hiện hợp đồng.
  • Vận đơn đường biển là chứng từ quan trọng dùng để xác nhận quyền sở hữu hàng hoá ghi trên vận đơn. Với tiện ích này này, vận đơn sẽ là chứng từ có giá trị, dùng để cầm cố, mua bán.
  • Vận đơn được dùng làm căn cứ khai báo hải quan và làm thủ tục xuất nhập khẩu.
  • Làm chứng từ kèm theo hóa đơn thương mại trong bộ chứng từ bên bán gửi cho bên mua (hoặc ngân hàng) để thanh toán tiền hàng.
Chức năng của vận đơn trong Logistics
Chức năng của vận đơn trong Logistics

>>> Xem thêm: Tại sao cần thiết kế phần mềm quản lý vận tải Logistics chuyên nghiệp?

Tác dụng của vận đơn

Tác dụng chính của vận đơn là:

  • Làm cơ sở khai báo hải quan, hoàn thiện bộ chứng từ thông quan hay thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa.
  • Vận đơn là tài liệu đính kèm với hóa đơn thương mại của bộ chứng từ mà người bán gửi cho người mua hoặc ngân hàng với mục đích thanh toán tiền hàng.
  • Vận đơn được dùng để làm căn cứ giúp xác định số lượng, chủng loại hàng hóa người bán gửi đến người mua.
  • Dựa vào thông tin trên vận đơn, người ta thống kê, ghi sổ, theo dõi và giám sát lô hàng.
  • Vận đơn còn có thể dùng làm chứng từ để cầm cố, mua bán hoặc chuyển nhượng hàng hóa,…
Tác dụng của vận đơn
Tác dụng của vận đơn

>>> Xem thêm: Top 10 Trang web thương mại điện tử Trung Quốc nổi tiếng và uy tín nhất 2023

Đơn vị cung cấp dịch vụ nhập hàng, vận chuyển hàng hộ uy tín

Bạn đang muốn tìm một đơn vị cung cấp dịch vụ nhập hàng từ Trung Quốc, vận chuyển hàng hộ uy tín? Không phải thông qua quá trình vận đơn phức tạp thì có thể tham khảo đơn vị Ninja Direct. Với quá trình hoạt động lâu năm trên thị trường. Ninja Direct hứa hẹn sẽ hỗ trợ vận chuyển các đơn hàng nguyên vẹn đến tay khách hàng.

Đồng thời, Ninja Direct sở hữu mạng lưới vận chuyển trong nước và quốc tế chuyên nghiệp. Đáp ứng nhu cầu gửi hàng đa dạng của khách hàng. Ninja Direct còn mang đến nhiều ưu điểm vượt trội như giải quyết nhanh gọn, tư vấn chi tiết, cùng quy trình rõ ràng và giá cả hợp lý.

Đơn vị cung cấp các dịch vụ nhập hàng, vận chuyển hàng hộ uy tín
Đơn vị cung cấp các dịch vụ nhập hàng, vận chuyển hàng hộ uy tín

Ngoài ra, khi sở hữu dịch vụ của Ninja Direct khách hàng sẽ không còn lo ngại về những thủ tục rườm rà khi hàng hóa được chuyển về Việt Nam. Khách hàng sẽ chỉ cần liên hệ với Ninja Direct, thêm thông tin hàng hóa và chờ nhận hàng về đến tận nhà.

Nếu quá trình vận chuyển hàng hóa đến tay khách hàng mà có hư hỏng, đổ vỡ thì Ninja Direct sẽ đền bù, bồi thường 100% cho khách hàng.

Trên đây là những thông tin chi tiết để giải đáp thắc mắc cho câu hỏi vận đơn là gì? Những tác dụng quan trọng của vận đơn trong ngành Logistics. Mong rằng những thông tin trên đây đã giúp bạn làm rõ những thắc mắc liên quan đến vận đơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *